0

5 cách trị mất ngủ đêm cho người có mắt nhạy cảm với ánh sáng | Safe and Sound

Nhạy cảm với ánh sáng là tình trạng không hoặc ít có khả năng chịu đựng với bất kỳ ánh sáng nào dù là tự nhiên hay nhân tạo. Trong bài viết này, hãy cùng bác sĩ tâm lý Safe and Sound sẽ chỉ ra 5 cách trị mất ngủ đêm cho người có mắt nhạy cảm với ánh sáng

Phí Thuỳ Linh | Cử nhân Y tế Công cộng – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Biểu hiện của mắt nhạy cảm với ánh sáng

Bác sĩ tâm lý cho biết, người có mắt nhạy cảm với ánh sáng thường trải qua những biểu hiện đặc trưng, bao gồm:

Ảnh 1: Biểu hiện của mắt nhạy cảm với ánh sáng

- Khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng: Cảm giác không thoải mái, đau mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh.

- Tăng cảm giác mệt mỏi: Ánh sáng mạnh và chói lọi có thể bạn mệt mỏi nhanh chóng và căng thẳng.

Một số biểu hiện và hậu quả bạn có thể gặp phải sau một thời dài mất ngủ vào ban đêm do mắt nhạy cảm với ánh sáng như đau đầu, buồn nôn, cáu gắt,…

Tình trạng mắt nhạy cảm với ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến đồng hồ sinh học, khiển sức khỏe tinh thần bị giảm sút, bác sĩ tâm lý chia sẻ. Hơn thế nữa, rối loạn giấc ngủ do mắt nhạy cảm với ánh sáng sẽ tăng nguy cơ các bệnh mãn tính như đau đầu, các bệnh về tim mạch, suy giảm trí nhớ Alzheimer,… ảnh hưởng lớn đến năng suất công việc, sự tập trung,…

2. Tại sao cần ngủ trong bóng tối?

Ngủ trong bóng tối là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và đối phó với mất ngủ vào ban đêm, đặc biệt là đối với những người có mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Kích thích sự sản xuất melatonin: Theo nghiên cứu của các bác sĩ tâm lý, ánh sáng mạnh vào buổi tối có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin, hormone quản lý chu kỳ ngủ của cơ thể.

Thuận lợi cho hệ thống sinh học cơ thể: Ngủ trong bóng tối giúp kích thích hệ thống sinh học cơ thể, từ đó giúp chuẩn bị cho giấc ngủ đêm, đảm bảo một trạng thái nghỉ ngơi tốt, bác sĩ tâm lý cho biết.

Ngoài ra, một số hậu quả có thể xảy ra ngay cả với mức độ ánh sáng trong nhà thấp khi mắt mắt nhạy cảm với ánh sáng, bao gồm:

- Gây mỏi mắt: Ngay cả trong phòng ngủ chỉ có ánh sáng ở mức độ thấp cũng có thể khiến mắt bị mệt mỏi, đau nhức, khó chịu, mất tập trung.

- Tăng cân: Mắt nhạy cảm với ánh sáng khi ngủ ảnh hưởng giấc ngủ và phá vỡ nhịp sinh học tăng nguy cơ tăng cân.

- Nguy cơ mắc bệnh ung thư: Những người thường ngủ dưới mức độ ánh sáng nhân tạo cao vào ban đêm có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt hơn.

Tru-cot-SnS Chia-se-voi-Safe-and-Sound-GIF 

3. Cách trị mất ngủ vào ban đêm cho người có mắt nhạy cảm với ánh sáng

Dưới đây là 5 cách trị mất ngủ vào ban đêm được các bác sĩ tâm lý khuyên dùng:

- Sử dụng rèm cửa chống ánh sáng hoặc mặt nạ ngủ để tối ưu hóa môi trường ngủ tối.

- Chọn đèn ngủ nhỏ với ánh sáng màu ấm để tạo môi trường tối nhẹ, dễ chịu là một cách trị mất ngủ hiệu quả bởi nó giúp bạn từ từ đi vào giấc ngủ.

Ảnh 2: Chọn đèn ngủ có ánh sáng ấm

- Hạn chế sử dụng thiết bị khi đi ngủ, một trong những cách trị mất ngủ vào ban đêm hiệu quả. Bác sĩ tâm lý tin rằng, việc lướt các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính sẽ khiến cho tâm trí bị kích thích và trì hoãn giờ ngủ. Nếu có thể, bạn hãy để điện thoại ở chế độ im lặng hoặc thư giãn để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hơn nữa, mặc dù nhiều thiết bị điện thoại chế độ ban đêm để giảm ánh sáng xanh, nhưng những ánh sáng này vẫn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

- Bạn có thể cài đặt đèn ở mức thấp nhất. Hoặc sử dụng đèn có bộ đếm thời gian: ban đầu có ánh sáng nhỏ đi vào giấc ngủ và chế độ tắt đèn khi bạn đã hoàn toàn toàn chìm vào giấc ngủ. Đây là một trong những cách trị mất ngủ vào ban đêm hiệu quả cho người có thói quen ngủ bật đèn sáng bởi họ có nỗi sợ bóng tối. Nếu bạn có nỗi sợ bóng tối nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ tâm lý để được cải thiện tình trạng này.

- Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý có thể giúp định rõ nguyên nhân và cung cấp cách trị mất ngủ vào ban đêm hiệu quả.

Cách trị mất ngủ vào ban đêmcho những người có mắt nhạy cảm với ánh sáng đòi hỏi sự kết hợp giữa tạo môi trường ngủ tối và những biện pháp giảm ánh sáng. Bác sĩ tâm lý cho biết, bằng cách này, không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ mà còn mang đến sự thoải mái cho đôi mắt nhạy cảm, giúp bạn trải qua mỗi đêm với sự yên bình và hòa mình vào giấc ngủ dễ dàng.

4. Đội ngũ chuyên gia Safe and Sound có thể giúp đỡ gì cho bạn?

Chúng tôi biết rằng trị liệu tâm lý đôi khi là một bước khó khăn và cố gắng tìm một chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần mới phù hợp với nhu cầu cá nhân và tính cách của bạn có thể là một nhiệm vụ khó khăn và không dễ dàng.

Chúng tôi tin rằng sự kết hợp giữa chuyên gia tâm lý và bác sỹ tâm thần sẽ đem lại hỗ trợ tốt nhất cho bạn. Đội ngũ chuyên gia của Safe and Sound đáp ứng khắt khe các tiêu chuẩn, giúp bạn giải quyết đa dạng các vấn đề tâm lý bao gồm: Trầm cảm sau sinh, lo âu, rối loạn phân liệt cảm xúc, các vấn đề về giấc ngủ, rối loạn cảm xúc, các mối quan hệ, chấn thương tinh thần,…

- Bề dày kinh nghiệm hành nghề với đa dạng vấn đề tâm lý

- Kỹ năng đánh giá, tham vấn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả

- Kết hợp linh hoạt các kỹ thuật, phương pháp để hỗ trợ hiệu quả và duy trì kết quả bền vững

10 

Dat-lich-voi-chuyen-gia-SnS-GIF 

Bên cạnh đó, Safe and Sound sẽ:

- KHÔNG coi bạn là bệnh nhân: Ngược lại, chúng tôi coi bạn là một người can đảm đang chống chọi với cả một bầu trời u tối đang chực chờ sụp xuống. Chuyên gia của SnS có thể góp thêm với bạn một đôi tay trong nỗ lực này.

- KHÔNG dạy đời bạn: Chúng tôi sẽ cùng bạn nâng dậy nguồn năng lượng tích cực mà lâu nay đã bị quá nhiều áp lực và khổ đau đè sát đất.

- KHÔNG lạm dụng thuốc và hoá dược: Ngược lại, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm đến những giải pháp hiệu quả và tự nhiên.

SnS-ko-coi-ban 

lien-he-voi-chuyen-gia-tam-ly-GIF 

Xem thêm:

Top 6 tác hại lạm dụng thuốc điều trị mất ngủ đêm

Những thực phẩm tự nhiên giúp trị chứng mất ngủ đêm

Mất ngủ đêm khi mang thai có phải dấu hiệu của bệnh lý

: 5 cách trị mất ngủ đêm cho người có mắt nhạy cảm với ánh sáng | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound